Tư vấn lắp đặt và báo giá thang máy gia đình
Thang máy gia đình là dòng thang máy có trọng lượng từ 200kg – 550kg dành cho 4 đến 5 người đi, chuyên sử dụng cho các công trình dân dụng. Chúng mang lại sự thuận tiện cho người dùng bởi các tính năng thông minh, hiện đại, giá thành hợp lý. Công ty thang máy Tiến Phát chuyên tư vấn lắp đặt thang máy gia đình và sản xuất, cung cấp dòng thang máy gia đình tại Tp. Hồ Chí Minh và trên toàn quốc, với thiết bị chính hãng từ Mitsubishi, Fuji Nhật Bản.
Chúng tôi chuyên tư vấn lắp đặt và sử dụng công nghệ xử lý thông minh tiết kiệm điện năng, vận hành êm ái tăng thời gian sử dụng lên đến 70%.
I. Chọn mua thang máy gia đình bạn cần quan tâm đến những vấn đề gì?
Đúc kết kinh nghiệm 10 năm sản xuất thang máy, Tiến Phát mô tả 7 bước quan trọng khi mua thang máy:
Bước 1: Xác định nhu cầu tư vấn lắp đặt thang máy gia đình
1. Nhu cầu của bạn khi lắp đặt thang máy là dùng cho gia đình hay cho thuê?
Bạn có thể nhận được tư vấn thang máy gia đình từ nhiều nguồn, nhưng hãy lưu ý 2 điểm sau:
- Đối với các gia đình chỉ ở, không cho thuê: Dạng công trình này chỉ cần dùng đến thang máy tải trọng 200kg – 350kg là đủ. Nhu cầu sử dụng chỉ từ 2 đến 5 người là phù hợp.
- Đối với công trình dùng cho thuê, karaoke, nhà nghỉ… nên sử dụng thang máy 450kg – 550kg (6,7 người/ lượt).
- Đối với văn phòng do số lượng người đi giờ tan tầm nhiều nên chọn thang máy loại 550kg – 750kg sẽ phù hợp hơn.
Hình ảnh mẫu thang máy gia đình:
Xem thêm:
2. Nên lắp thang máy cho nhà bao nhiêu tầng?
- Nếu nhà từ 1 đến 3 tầng bạn có thể cân nhắc có nên lắp thang máy không vì thực sự không quá cần thiết. Nhưng nếu để trang trí thì cũng rất hiện đại
- Nhà 4 tầng trở lên nên lắp thang máy vì lý do: xương khớp về già, phòng thờ, phòng giặt thường ở tầng tum không có thang máy thì cũng vất vả trong sinh hoạt.
3. Chọn thang máy gia đình loại liên doanh hay nhập khẩu?
Bạn có thể lựa chọn loại thang máy tốt với mức giá phải chăng:
- Giá thang máy từ 260 – 400 triệu đồng là loại thang máy liên doanh,
- Giá từ 400 triệu đến 600 triệu đồng là thang máy nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Mức giá cao hơn 600 triệu đồng thì bạn nên chọn thang máy gia đình nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản, Thái Lan, Thụy sỹ, Đức…
Xét về giá thang máy nói chung, giá thang máy gia đình nói riêng thì trên thị trường Việt Nam hiện nay công trình từ 3 đến 15 tầng sẽ dùng loại thang máy liên doanh. Loại thang máy này nhập khẩu các thiết bị chính và cabin thang máy sản xuất trong nước
Loại thang máy trên 15 tầng thì sẽ sử dụng thang máy nhập khẩu nguyên chiếc từ Châu Âu, Thái Lan hoặc Nhật Bản.
Nếu vẫn chưa chọn được loại thang tốt nhất cho gia đình mình, Bạn có thể xem thêm bài viết: Tư vấn báo giá lắp đặt thang máy gia đình tại Tp HCM năm 2020
Bước 2: Thiết kế thang máy và chọn vị trí lắp đặt thang máy
II. Thiết kế thang máy gia đình, lựa chọn vị trí đặt thang máy
Khi bạn đã xác định được lắp thang máy loại nào, của hãng nào thì bước thiết kế và xây dựng thang máy để tính toán về phương án, kết cấu thang máy gia đình
1. Thiết kế thang máy gia đình
Thiết kế thang máy cần sự thống nhất giữa 3 bên: Chủ đầu tư, nhà cung cấp thang máy và thiết kế kiến trúc.
Khi thông qua và đưa ra phương án tốt nhất về công năng và kết cấu thang máy thì bên thiết kế thang máy sẽ ra bản vẽ chi tiết.
Một bản vẽ thiết kế thang máy gia đình sẽ bao gồm 7 trang:
- Bảng thông tin thang máy, thiết bị
- Bản vẽ mặt bằng hố thang máy (bao gồm cabin và cửa thang máy)
- Bản vẽ mặt bằng rầm, cột, lanh tô.
- Bản vẽ mặt bằng sàn đặt máy thang máy
- Bản vẽ mặt cắt dọc hố thang trước sau và trái phải
- Bản vẽ mặt đứng cửa
- Bản vẽ cắt qua một số chi tiết quan trọng.
2. Nên bố trí vị trí thang máy ở đâu là thuận tiện nhất?
Đối với các công trình có người già, trẻ em thì việc thang máy nằm gần các phòng, gần thang bộ và không gian chung trong nhà là rất cần thiết.
Vậy để chiếc thang máy gia đình vừa nhỏ gọn, vừa thuận tiện đi lại, vừa đẹp và hợp thẩm mỹ thì bạn sẽ rất cần quan tâm bộ trí thang máy theo các tiêu chí sau:
- Thang máy nằm gần cầu thang bộ, dùng chung 1 sảnh
- Thang máy nằm gần các cửa phòng ngủ, kề sát hành lang đi lại
- Thang máy không nằm ở vị trí chắn lối đi lại dưới tầng 1, hầm.
3. Bố trí thang máy dựa theo chiều cao của phòng máy và chiều sâu hố pít
Thang máy gia đình tải trọng 200kg, 350kg, 550kg đành cho 4 đến 6 người đi, dựa vào vị trí đặt bể phốt, bể nước và vị trí vát của mái nhà để chọn loại thang máy phù hợp.
Chúng được phân làm 4 loại:
- Thang máy có phòng máy được sử dụng khi công trình không bị khống chế chiều cao. Thường là công trình làm được tầng tum
- Thang máy không phòng máy được sử dụng khi công trình bị giới hạn chiều cao xây dựng.
- Thang máy có hố pit: Là loại thang máy cáp kéo thông dụng
- Thang máy gia đình không cần hố pít là thang máy trục vít hoặc thủy lực
Bước 3: Xác định kích thước, kết cấu thang, xây dựng hố thang máy
III. Kích thước thang máy gia đình loại tiết kiệm diện tích
Sau đây là bản vẽ thiết kế thang máy của 2 loại có phòng máy và không phòng máy. Lưu ý với mỗi công trình dựa vào thực tế sẽ có những phương án thiết kế phù hợp nhất
Bản vẽ thiết kế mặt cắt dọc thang thang máy
- Kích thước hố thang máy sẽ thay đổi để phù hợp đối với từng hiện trạng công trình khác nhau.
- Thông số kích thước thang máy cho công trình cải tạo như sau:
- Các kích thước giếng thang phù hợp cho gia đình: 1300mm x 1200mm, 1500mm x 1400mm, 1500mmx 1500mm, 1600mm x 1600mm.
- Chiều sâu của hố PIT thang máy được tính từ mặt sàn tầng chứa cửa thang máy dưới cùng đến bề mặt của đáy hố PIT. Độ sâu từ 600mm – 1400mm (tùy từng tải trọng thang).
- Chiều cao OH: Được tính từ mặt sàn tầng trên cùng đến sàn phòng máy, chiều cao từ 3500mm đến 4200mm đối với thang máy có phòng máy, 3200mm đối với thang máy không phòng máy.
- Chiều cao phòng máy: 1300mm đến 1600mm tính theo kích thước động cơ. Kích thước của cabin thang máy: Đối với thang dành cho gia đình kích thước từ 1000mm – 1200mm là vừa đẹp.
- Kích thước cửa cabin: Cửa tiêu chuẩn của thang máy cho nhà dân dụng là 700mm, có thể lên đến 900mm.
Chú ý: Kích thước hố thang máy mini siêu nhỏ: 1150mm x 1000mm (1 – 2 người sử dụng)
1. Xây dựng hố thang máy gia đình
Quy trình xây dựng hố thang máy đã được giới thiệu chi tiết trong bài viết: Xây dựng hố thang máy bằng khung thép hay khung bê tông. Ở bài viết này chúng tôi chỉ tóm tắt sơ bộ như sau:
Xây dựng hố thang máy bạn cần quan tâm:
- Biện pháp thi công thang máy là gì
- Kết cấu thang máy gia đình bằng cột bê tông hay khung thép làm kết cấu chịu lực
- Vỏ bọc hố thang xây bằng tường gạch, ốp kính hay vật liệu khác
- Thời điểm kiểm tra giám sát thi công thang máy vào lúc nào là cần thiết
2. Một số các phương án bố trí thang máy gia đình
Bố trí thang máy nằm giữa thang bộ.
Bố trí thang máy nằm cạnh thang bộ:
Bước 4: Quy trình lắp đặt thang máy
IV: Lắp đặt thang máy bao gồm 8 bước
Quy trình lắp đặt thang máy gia đình cần đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn kiểm định thang máy với các bước theo thứ tự ràng buộc với nhau, bắt buộc phải thực hiện theo thứ tự
- Bước 1: Kiểm tra lại hố thang máy đã được xây dựng theo thiết kế ở bước III.
- Bước 2: Thả dây rọi, đặt phooc cố định. Độ chính xác của bước này gần như tuyệt đối vì nó ảnh hưởng đến tất cả các bước lắp đặt còn lại.
- Bước 3: Lắp đặt rail thang máy, ghép khung sàn phòng máy.
- Bước 4: Đặt máy, bao gồm đặt bệ máy và động cơ, thả cáp.
- Bước 5: Lắp cửa tầng thang máy. lưu ý: rail thang máy lắp từ dưới lên còn cửa thang máy lắp từ trên xuống
- Bước 6: Ghép cabin và cửa cabin
- Bước 7: Ốp đá mặt tiền.
- Bước 8: Lắp điện và thả thang chạy thử.
Trên đây là 8 bước cơ bản để lắp một chiếc thang máy. Bạn có thể tham khảo thêm quy trình chi tiết tại: Quy trình lắp đặt thang máy, tiêu chuẩn lắp đặt thang máy an toàn nhất
Bước 5: Tham khảo về giá thang máy và các loại chi phí khác liên quan
V. Báo giá thang máy gia đình khoảng bao nhiêu?
Bạn cần tư vấn lắp đặt thang máy gia đình và báo giá để dự trù kinh phí. Giá thang máy cũng chênh lệch từ 15 đến 60 triệu tùy vào các yếu tố:
- Số tầng sử dụng: 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng…
- Loại vật liệu là cabin thang máy: inox, inox hoa văn, kính…
- Tốc độ thang máy gia đình: 30m/ph, 60m/phut, 90m/ph
- Tải trọng của thang máy gia đình: 200kg, 350kg, 450kg, 550kg, 750kg
- Dòng điện sử dụng là 3 pha hay 1 pha.
1. Giá thang máy liên doanh:
Mức giá trung bình của thang máy liên doanh sử dụng cho nhà dân dụng từ 265 triệu đến 300 triệu.
Ưu điểm của thang máy gia đình loại liên doanh:
- Thang máy giá rẻ, phù hợp với chi phí đầu tư.
- Mẫu mã đa dạng về chất liệu và kích thước.
Tham khảo bài viết: Báo giá lắp đặt thang máy gia đình năm 2020
2. Giá của loại thang máy nhập khẩu:
Thang máy gia đình nhập khẩu có giá tương đối cao. Từ 600 triệu đến 1,2 tỷ đồng tỳ thuộc vào hãng thang máy, số tầng phục vụ. Các hãng thang máy nhập khẩu nổi tiếng: Mitsubishi, Fuji, Thyssenkrupp, Hyundai…
Thang máy nhập khẩu thường được dùng cho các công trình cao tầng: Chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại…
3. Báo giá thang máy gia đình Fuji và Mitsubishi
Giá thang máy gia đình Fuji giao động từ 290 triệu đến 320 triệu. Mức giá này dành cho các thiết bị như sau:
- Động cơ Fuji không hộp số dùng cho gia đình Made in Thailand. Công suất 3.0 kw
- Hệ điều khiển bo vi sử lý Fuji – made in Thailand
- Cabin inox Hyundai – Made in Korea
- Rail, cáp – Made in Korea
Giá thang máy gia đình Mitsubishi: Thấp hơn so với giá thang máy Fuji 20 đến 30 triệu. Đồng bộ với các thiết bị:
- Động cơ Misubishi có hộp số dùng cho thang gia đình có phòng máy – Made in Thailand. Công suất 3.7kw
- Hệ điều khiển: Biến tần Fuji – Made in Japan, Điều khiển tín hiệu: Mitsubishi – Madein Japan
- Cabin inox Hyundai – Made in Korea
- Rail, cáp – Made in Korea
Thang máy gia đình tải trọng từ 200kg – 350kg thì sử dụng chung thiết bị. Riêng phần cabin được may đo theo hiện trạng. Do vậy giá của các loại thang máy trên thị trường dưới 350kg sẽ là như nhau, tuy nhiên bạn cần tư vấn lắp đặt thang máy gia đình của Nhà cung cấp để có thông tin cụ thể hơn.
3. Chi phí xây dựng hố thang máy khoảng bao nhiêu?
Ngoài chi phí mua thang thì khi chuẩn bị lắp thang máy trong nhà bạn cần quan tâm đến vấn đề về xây dựng.
Chi phí xây dựng đối với công trình xây mới
- Xây dựng hố cột bê tông và tường bao quanh: Đối với loại công trình này thì chi phí không nhiều. Bởi vì xây dựng cùng với nhà nên có sẵn vật liệu xây dựng. Tổng chi phí đổ cột và xây tường gạch chỉ khoảng 20 triệu đến 40 triệu. Tùy vào kích thước hố thang và kết cầu nhà.
- Chi phí xây dựng hố thang máy đối với công trình cải tạo
- Nên xây dựng khung thép chịp lực cho thang máy: Công trình cải tạo thường được người ta xây dựng hố thang máy bằng hệ kết cấu khung thép, vỏ bọc bằng kính, thạch cao hoặc aluminium. Tùy vào loại vật liệu và kích thước hố thang máy mà giá sẽ thay đổi trong khoảng từ 80 triệu đến 130 triệu.
Đọc thêm: Tư vấn xây dựng hố thang máy
4. Chi phí lắp đặt thang máy gia đình
Chi phí để lắp đặt thang máy nằm trong giá thang máy gia đình. Giá thang máy bao gồm: tư vấn thang máy, lên bản vẽ thiết kế, tư vấn xây dựng, lắp đặt thang máy, kiểm định bàn giao.
Lắp đặt thang máy được tính từ lúc thiết bị được chuyển đến công trình cho đến khi mở thang hoạt động.
Lắp đặt thang máy được chia ra làm 2 hạng mục:
- Lắp đặt cơ khí
- Lắp đặt điện.
Đọc thêm: Cấp điện cho thang máy gia đình
Bước 6: Xác định số tiền chi tiêu hàng tháng cho thang máy
VI. Tổng chi phí phải trả thang máy gia đình mỗi tháng là bao nhiêu?
Chi phí sử dụng bao gồm chi phí điện năng tiêu thụ và chi phí bảo trì bảo dưỡng.
Lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng của thang máy
1. Giá điện thang máy tiêu thụ hàng tháng là bao nhiêu?
Thang máy dành cho gia đình có công suất thang máy là 2.2 kw hoặc 3.7 kw tùy thuộc loại động cơ. Thang máy chỉ tiêu thụ điện khi hoạt động. Nên lượng điện năng tiêu thụ một tháng tương đổi ít, khoảng từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
2. Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình?
Thang máy điện là thiết bị hoạt động theo chiều thẳng đứng nên vấn đề an toàn là vô cùng quan trọng. Do vậy mỗi chiếc thang máy sau khi lắp đặt cần được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
Trong thời gian bảo hành thì quá trình bảo trì, kiểm tra thang máy là miễn phí. Hết thời gian bảo hành thì khách hàng sẽ ký hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng.
Giá bảo trì thang máy khoảng 150 nghìn đồng/1 tháng. Khách hàng có thể chọn gói bảo trì 1 tháng, 2 tháng hoặc 3 tháng đến bảo trì 1 lần.
Bước 7: Tham khảo chế độ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng thang máy
VII. Bảo hành, bảo dưỡng thang máy
Công ty TNHH thang máy Tiến Phát với 10 năm kinh nghiệm cung cấp, lắp đặt, bảo hành, bảo trì thang máy dành cho gia đình.
Chúng tôi cung cấp thang máy trên thị trường toàn quốc với các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 6395: 2008, ISO 9001–2014, QCVN 32:2018/BLĐTBXH.
1. Các bộ phận an toàn trong thang máy
- Thiết bị cứu hộ tự động ARD: Thang máy sẽ được cung cấp nguồn điện dự phòng để cứu hộ thang về tầng gần nhất mở cửa cho người trong cabin ra ngoài an toàn.
- Hệ thống cảm biến cửa (Photocell Multi Beam): Được sử dụng hệ thống cảm biến nhận biết vật cản trong quá trình đóng cửa thang máy.
- Bộ kiểm soát tốc độ thang máy gia đình (Speed governor): Thang máy gia đình được kiểm soát tốc độ trong một giới hạn cho phép. Bộ phận này sẽ khóa thang khi thang chạy vượt tốc
- Bộ giới hạn hành trình (Limit switch): Thang máy có 2 điểm giới hạn trọng hành trình hoạt động là giới hạn hành trình trên và giới hạn hành trình dưới. Thang máy không thể vượt quá các điểm giới hạn này.
- Một số các bộ phận an toàn khác: Buffer giảm chấn, kiểm soát quá tải, thiết bị liên lạc intercom, chuông báo hiệu, hệ thống chống ngập nước.
2. Bảo hành, bảo dưỡng thang máy
Thang máy được bảo hành chính hãng 12 – 24 tháng và được miễn phí bảo trì trong thời gian đó. Sau bảo hành sẽ là thời gian bảo trì thang máy. Bạn có thể ký hợp đồng bảo trì thang máy hoặc gọi cho Chúng tôi mỗi khi cần.
Câu hỏi: Tôi không muốn sử dụng thang máy nữa và tôi muốn thanh lý thang máy gia đình mình thì được giá không?
Trả lời: Không vấn đề. Chúng tôi sẽ tìm người mua thang máy cũ giá cao giúp bạn
Ngoài ra còn chi phí kiểm định và thay thế các thiết bị trong thang máy. Khi thang máy đã sử dụng quá lâu và phải thay thế. Mọi chi tiết thắc mắc quý khách vui lòng gọi điện cho chúng tôi để được tư vấn.
3. Một số mẫu thang máy gia đình, cabin kính và inox hoa văn đẹp
Thông thường thì cabin thang máy làm bằng inox sọc nhuyễn và inox gương. Nhưng nếu bạn muốn một sự khác biệt thì cabin thang máy bằng kính và cabin thang máy bằng inox hoa văn là một lựa chọn đúng đắn.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH thương mại kỹ thuật Tiến Phát
Văn phòng: Số 3, đường 5, khu phố 9, phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh
Nhà Xưởng: 50 An Phú Đông 13, phường An Phú Đông, quận 12, Tp Hồ Chí Minh
Hotline: Giám đốc Trần Thành Tiến – 0988 533 985
E-mail: cskh@thangmaytienphat.vn
Website: www.thangmaytienphat.vn
Thẻ:tư vấn lắp đặt thang máy gia đình